Thị trường nhà đất có những chuyển biến đáng kể từ khi proptech bắt đầu xuất hiện, những giá trị mà proptech tạo ra cho thị trường hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai. Vậy Proptech là gì? Ba thành phần của mô hình proptech, các ứng dụng proptech trong kinh doanh, giá trị proptech mang lại cho ngành bất động sản và xu hướng proptech tại Việt Nam. Hãy cùng nhadat.online tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Proptech là gì? Xu hướng proptech tại Việt Nam

Proptech là gì?

Proptech (property technology) hay còn được hiểu là công nghệ bất động sản, là việc ứng dụng công nghệ thông tin và kinh tế nền tảng vào lĩnh vực bất động sản. Proptech cho phép tối giản hóa quy trình làm việc giữa người mua, người bán, người thuê hay nhà môi giới giúp cho các giao dịch, mua bán và cho thuê bất động sản được hiệu quả, tiện lợi và đa dạng hơn.

Ba thành phần của mô hình proptech

Những công nghệ mà Proptech sử dụng giúp người dùng trải nghiệm bất động sản chỉ với 1 click chuột. Mô hình cơ bản của proptech gồm 3 thành phần chính:

Công nghệ tài chính cho bất động sản (Real Estate Fintech)

Công nghệ tài chính cho bất động sản là việc các chủ đầu tư bất động sản áp dụng công nghệ mới hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, đầu tư tài chính nhằm giúp các giao dịch mua bán, thuê - cho thuê bất động sản diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. 

Một số ví dụ cụ thể cho việc áp dụng Real Estate Fintech trong lĩnh vực bất động sản có thể kể đến như: 

  • Kênh hỗ trợ vốn
  • Kênh thanh toán
  • Kênh tham chiếu đầu tư

Bất động sản thông minh (Smart Real Estate)

Bất động sản thông minh được coi là xu hướng tất yếu của các đô thị trong tương lai. Đây là mô hình với các nền tảng bất động sản vận hành dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ trong phạm vi một ngôi nhà hay cả một thành phố nhằm đem lại sự tiện lợi, gia tăng trải nghiệm khách hàng và giảm thiểu chi phí hoạt động.

Bất động sản thông minh

Ảnh Bất động sản thông minh

Bất động sản thông minh tạo ra một môi trường sống hiện đại thông qua sự quản lý của công nghệ thông minh như hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, quản lý năng lượng thông minh, bãi đỗ xe thông minh, an ninh thông minh, kiểm soát ra vào thông minh,... Đây chính là ưu thế hấp dẫn giúp các nhà đầu tư có thêm lý do để thuyết phục khách hàng lựa chọn bất động sản của mình.

Nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)

Nền kinh tế chia sẻ là mô hình thị trường dựa trên sự chia sẻ và sử dụng chung bất động sản của cộng đồng. Điều này có nghĩa là 

Trong lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế chia sẻ tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ dùng chung thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ giúp cắt giảm chi phí cho tất cả các bên liên quan, tối đa hóa lợi nhuận từ các bất động sản nhàn rỗi, giảm thiểu tương tác và chi phí quản lý không cần thiết nhờ hệ thống quản lý tập trung.

Các mô hình kinh tế chia sẻ phổ biến có thể kể đến như:

  • Co-Living: là mô hình giúp chia sẻ không gian nhà ở nhàn rỗi với những người có nhu cầu, thông qua việc đăng tải trên các nền tảng hỗ trợ. 
  • Co-working: là mô hình môi trường làm việc mở nơi nhiều công ty hoặc nhiều người từ các công ty khác nhau cùng chia sẻ một không gian văn phòng, cùng sử dụng trang thiết bị trong không gian chung do một công ty cung cấp.

Ngoài ra, Proptech còn có một phân khúc phụ đó là Công ty khởi nghiệp công nghệ phục vụ ngành xây dựng (ConTech). Đây là mô hình áp dụng công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là công nghệ in 3D sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho thị trường này.

Ứng dụng proptech trong kinh doanh bất động sản

Proptech đã mang đến cho thị trường bất động sản một làn gió mới sau thời gian dịch bệnh Covid 19, sự cắt giảm các mặt bằng kinh doanh và sự suy thoái của nền kinh tế tác động đến thị trường bất động sản không hề nhỏ. Công nghệ bất động sản ngoài việc góp phần gia tăng các giao dịch thành công cho thị trường còn tạo ra các hình thức sở hữu chung bất động sản, hiện đại hóa các thủ tục hành chính với chi phí thấp và tạo ra cho người dùng không gian sống tối ưu bởi tòa nhà thông minh. Các lợi ích đó được thể hiện thông qua 4 hình thức ứng dụng của proptech trong kinh doanh bất động sản sau đây:

4 hình thức ứng dụng của proptech trong BĐS

Ảnh 4 hình thức ứng dụng của proptech trong BĐS

  • Nền tảng cho thuê không gian: nơi tương tác giữa người có nhu cầu thuê bất động sản (chỗ ở hoặc không gian làm việc) với người có khả năng cung cấp.
  • Nền tảng mua bán trực tuyến: nơi tương tác giữa những người có nhu cầu mua và bán bất động sản.
  • Quản lý hành chính: ứng dụng công nghệ vào việc quản lý các giao dịch bất động sản như mua, bán, cho thuê,...
  • Tòa nhà thông minh (smart buildings): sử dụng công nghệ để tối ưu hóa không gian, nhiên liệu và chất lượng sống của cư dân bên trong.

Giá trị proptech mang lại cho ngành bất động sản

Proptech đối với người dùng 

  • Người bán hay các nhà cung cấp dịch vụ có thể tiếp cận nhanh chóng với tệp khách hàng mục tiêu thông qua công nghệ phân tích dữ liệu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí marketing.
  • Người mua: Có được thông tin trực quan về các bất động sản mình quan tâm, dễ dàng đánh giá, so sánh để đưa ra quyết định có lợi và phù hợp với bản thân.
  • Bên cạnh đó, việc xuất hiện hình thức sở hữu hay sử dụng chung góp tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho người dùng.

Proptech đối với nhà đầu tư

  • Nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, giảm thiểu rủi ro bất động sản bỏ hoang. 
  • Nhờ công nghệ bất động sản thông minh mà có nhiều lý do hơn để thu hút tệp khách hàng cần sự thuận tiện và hiện đại trong cuộc sống.

Proptech đối với dịch vụ môi giới

  • Tạo ra sự rõ ràng, minh bạch cho thị trường bất động sản. Mọi thông tin về giá cả và quyền sở hữu đều thể hiện trực quan góp phần giảm thiểu các bất cập trong ngành.
  • Ứng dụng công nghệ giúp công ty môi giới thay thế nguồn lực lao động không cần thiết và các thủ tục cũng diễn ra nhanh chóng hơn.

Xu hướng proptech tại Việt Nam 

Tại thị trường Việt Nam, theo thống kê hiện có khoảng 60 công ty proptech đang hoạt động tính tới đầu năm 2021, trong đó 80% nền tảng được rót vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng riêng năm 2021, ước tính các PropTech Việt Nam đã gọi vốn được hơn 40 triệu USD, con số cao nhất trong 05 năm trở lại đây. Việc thu hút vốn đầu tư với con số hàng chục triệu USD bước đầu cho thấy tiềm năng và tính khả thi cho mô hình PropTech tại Việt Nam. 

Một số cái tên tiêu biểu trong thị trường Proptech Việt Nam như:

  • Nền tảng cho thuê không gian (Circo, Toong…): cho thuê chỗ ngồi làm việc có đầy đủ dịch vụ văn phòng cần thiết.
  • Nền tảng chia sẻ nhà (Luxstay): kết nối chủ căn hộ và khách du lịch, đáp ứng nhu cầu lưu trú du lịch.
  • Nền tảng bản đồ bất động sản (BDS NET): BDS.NET mang đến cho thị trường "Bất động sản - Dịch vụ mở rộng - Mạng xã hội". Một giải pháp thông minh cho nhiều vấn đề cùng lúc
  • Dịch vụ quản lý bất động sản (Landsoft, Cyfeer): giúp chủ đầu tư quản lý bất động sản dễ dàng hơn.

Proptech đã trở thành yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt, nếu doanh nghiệp làm chủ được công nghệ thì sẽ có cơ hội bứt phá và làm chủ thị tường. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về công nghệ bất động sản proptech và lý do tại sao nó lại được gọi là xu hướng thời gian gần trong lĩnh vực bất động sản. Hi vọng đây sẽ là một kiến thức thú vị đối với bạn.